Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs Công an Hà Nội, 18h00 ngày 7/4: Tìm lại niềm vui

Thời sự 2025-04-11 04:02:21 89
ậnđịnhsoikèoSHBĐàNẵngvsCônganHàNộihngàyTìmlạiniềlịch âm lịch năm 2024   Hồng Quân - 07/04/2025 06:39  Việt Nam
本文地址:http://cn.tour-time.com/html/%C2%A0%C2%A0%20Nguy%E1%BB%85n%20Quang%20H%E1%BA%A3i%20-%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%2007/11/2024%2010:22%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%C2%A0C%C3%BAp%20C3%20Ch%C3%A2u%20%C3%82u
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Tigres UANL vs Los Angeles Galaxy, 08h00 ngày 9/4: Tiễn khách rời giải

Nên để trứng ở ngăn giữa tủ lạnh, để trong hộp giấy cứng nếu có thể. Ảnh: Today

Nhiều người quen với những khay trứng thường đặt bên trong cửa tủ lạnh. Nhưng bếp trưởng Anna Williams tại nhà hàng Fallow (Anh) từng đoạt giải thưởng tin rằng đây không phải là nơi hoàn hảo để cất trứng. 

“Tốt nhất nên để trứng ở ngăn giữa tủ lạnh, gần phía sau trong hộp bìa cứng. Khi đó, trứng sẽ được giữ ở nhiệt độ ổn định và hộp các tông cung cấp mức độ bảo vệ chất lượng”, đầu bếp Williams giải thích. 

Ngăn đó cũng là nơi bạn nên để thức ăn thừa, nhân bánh sandwich và gia vị.

Khi quả trứng đã được đập, lời khuyên bảo quản sẽ thay đổi. Bạn nên để lòng trắng và lòng đỏ trong bát riêng có nắp đậy, cách xa các nguyên liệu khác.

Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh (FSA), cách tốt nhất để bảo quản trứng là để ở "nhiệt độ mát không đổi". Trang web của FSA ghi: "Cất trứng nguyên quả ở nơi khô mát, lý tưởng nhất là trong tủ lạnh, cho đến khi bạn sử dụng. Chỉ đập những quả trứng bạn cần trong ngày và tránh bảo quản trứng lỏng hơn 24 giờ. Không bao giờ thêm trứng mới vào một mẻ trứng đập đã lâu". 

Số lượng trứng nên ăn mỗi tuần ở từng nhóm tuổi

Số lượng trứng nên ăn mỗi tuần ở từng nhóm tuổi

Trẻ em nên ăn một quả trứng mỗi ngày còn người trưởng thành có thể ăn nhiều hơn.">

Cách bảo quản trứng trong tủ lạnh an toàn cho sức khỏe

W-so-do-kien-truc-chinh-phu-dien-tu-viet-nam-phien-ban-moi-1.jpg
Sơ đồ khái quát Chính phủ điện tử Việt Nam theo Khung kiến trúc phiên bản mới.

Các mô hình tham chiếu cũng đã được cập nhật trong khung kiến trúc phiên bản mới, bao gồm: Mô hình tham chiếu nghiệp vụ (BRM), mô hình tham chiếu dữ liệu (DRM), mô hình tham chiếu ứng dụng (ARM), mô hình tham chiếu công nghệ (TRM) và mô hình tham chiếu an toàn thông tin mạng, an ninh mạng (SRM).

Trong đó, mô hình tham chiếu an toàn thông tin trong khung kiến trúc phiên bản 2.0 được đổi tên thành mô hình tham chiếu An toàn thông tin mạng, an ninh mạng để đảm bảo đồng bộ với Luật an toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng.

Các mô hình BRM, DRM, ARM được cập nhật, bổ sung để đáp ứng nhu cầu triển khai Đề án 06 và Nghị quyết 59 của Chính phủ về định danh và xác thực điện tử.

Cùng với đó, từ thực tế triển khai, khung kiến trúc phiên bản mới còn cập nhật, bổ sung vào mô hình tham chiếu công nghệ một số công nghệ mới, lược bỏ các công nghệ cũ, lạc hậu; cập nhật, bổ sung một số văn bản có liên quan mới ban hành vào các mô hình tham chiếu một cách tương ứng.

Đồng thời, cập nhật bổ sung một số nguyên tắc cơ bản trong xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử và một số nội dung khác theo các văn bản định hướng việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số tại Việt Nam hiện nay.

W-chinh-quyen-dien-tu-1-1-1.jpg
Khung kiến trúc phiên bản mới sẽ giúp các bộ, ngành, địa phương xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử cấp bộ cấp tỉnh phiên bản 3.0, hướng tới chính phủ số, chính quyền số. (Ảnh minh họa: Hồ Giáp)

Trao đổi với phóng viên VietNamNet, ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch Bkav, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam - VINASA nhận định, việc ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0 hướng tới Chính phủ số là kịp thời, đúng đắn trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay của Việt Nam và cũng đúng với xu hướng chung trên thế giới.

Cũng theo ông Nguyễn Tử Quảng, khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản mới đã mạnh mẽ chọn hướng tiến hóa hẳn sang chính phủ số, dù tên gọi vẫn là Chính phủ điện tử 3.0 nhưng về kiến trúc thì đã định hướng chuyển sang chính phủ số.

“Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0 hướng tới chính phủ số cũng đã nhấn mạnh được tầm quan trọng của dữ liệu, lấy dữ liệu làm trung tâm và sử dụng các nền tảng LowCode và NoCode. Các nền tảng này giúp các cơ quan, doanh nghiệp tạo ra các ứng dụng phần mềm nhanh chóng với ít hoặc không cần code để đáp ứng các nhu cầu và nghiệp vụ phát sinh trong quá trình vận hành”, ông Nguyễn Tử Quảng nhận xét.

Tại khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản mới, Bộ TT&TT cũng hướng dẫn rõ, đơn vị chuyên trách CNTT các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xây dựng, cập nhật kiến trúc chính phủ điện tử cấp bộ (với bộ, ngành) và kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh (với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) đảm bảo phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0 hướng tới Chính phủ số, trình Bộ trưởng/Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt. 

Các chương trình, kế hoạch về ứng dụng CNTT, phát triển chính phủ điện tử, chính quyền điện tử cần được cập nhật, bổ sung và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm đồng bộ, tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0, hướng tới Chính phủ số; kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ và kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh.

">

Bộ TT&TT ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử 3.0 hướng tới Chính phủ số

bds hoa binh vietnamnet.jpg
Thị trường bất động sản Hòa Bình là một trong những điểm đầu tư bất động sản vùng ven đô những năm qua (Ảnh: Nam Khánh)

Đối với dự án khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Đồi Thung tại xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn có tổng mức đầu tư trên 5.300 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng 186,4ha, quy mô dân số 1 vạn người.

Dự án dự kiến khởi công trong năm 2023 và hoàn thành vào quý I/2026. Đến nay, dự án chưa khởi công. Về công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tái định cư, đang tiến hành các bước tiếp theo.

Dự án thứ ba là khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp Hồ Khả tại xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn có tổng mức đầu tư 2.627 tỷ đồng quy mô dân số 4.600 người, diện tích sử dụng đất 85,2ha.

Công tác giải phóng mặt bằng cơ bản được người dân đồng thuận ủng hộ. Hiện đang chờ Thủ tướng Chính phủ cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, để có cơ sở pháp lý ra thông báo thu hồi đất, kiểm đếm giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.

Tuy nhiên, các hộ dân có ý kiến về đơn giá các loại đất trên địa bàn xã Quý Hoà hiện nay trong Bảng giá đất của tỉnh thấp hơn giá đất các xã liền kề (như: xã Tân Lập, Tuân Đạo), người dân đề nghị xem xét điều chỉnh đơn giá cho bằng với đơn giá của các xã Tân Lập, Tuân Đạo. Nhiều hạng mục tài sản vẫn chưa có đơn giá quy định để áp giá bồi thường như cây hoa mai vàng, cây sim, cây chè rừng, có loại cây trồng vừa cho thu hoạch gỗ vừa cho thu hoạch quả nhưng trong bộ đơn giá mới chỉ tính là cho thu hoạch lấy gỗ như sấu, trám, dổi…

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đề nghị Ban cán sự đảng chỉ đạo UBND tỉnh tiếp tục giải quyết khó khăn, vướng mắc từng nội dung về giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục liên quan đảm bảo quy định pháp luật.

Các sở ngành chức năng sớm tham mưu đề xuất các bộ, ngành trình Chính phủ sớm cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lúa và đất rừng của dự án.

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu triển khai thủ tục liên quan, tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ chủ trương triển khai dự án.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư, thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật, hỗ trợ nhà đầu tư tập trung triển khai dự án, phấn đấu khởi công các dự án sau khi được giao đất vào quý IV/2023.

Đồng Nai ra ‘tối hậu thư’ cho chủ dự án bất động sản 20.000 tỷ đồng

Đồng Nai ra ‘tối hậu thư’ cho chủ dự án bất động sản 20.000 tỷ đồng

Khi hết thời gian kéo dài gia hạn mà chủ đầu tư chưa xây dựng công trình theo quy hoạch được duyệt, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ chỉ đạo lập thủ tục thu hồi đất mà không bồi thường về đất đai và tài sản gắn liền với đất.">

Hòa Bình gỡ khó 3 dự án 14.000 tỷ đồng

Nhận định, soi kèo Buriram United vs Chiangrai United, 19h00 ngày 9/4: Tính toán kỹ lưỡng

Đài truyền thanh 1.jpg
Ông Nông Ngọc Tân, Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Truyền thông huyện Trùng Khánh.

Nỗ lực chuyển đổi số đài truyền thanh 

Đài truyền thanh thông minh đã được triển khai tại huyện Trùng Khánh từ khi nào, thưa ông?

Giám đốc Nông Ngọc Tân:Xuất phát từ nhu cầu thực tế của bà con nhân dân trên địa bàn về những thông tin thiết yếu của các cấp từ trung ương tới tỉnh, huyện, xã, từ năm 2019 – 2020, chúng tôi bắt đầu thử nghiệm một số bộ thu truyền thanh thông minh, lắp tổng đài truyền thanh thông minh. 

Sau khi thấy hiệu quả cao mới bắt đầu nhân rộng dần từng năm bằng nhiều nguồn vốn đầu tư. Với nhiều nguồn vốn lồng ghép, đến hết năm 2023, chúng tôi phấn đấu mỗi xã/thị trấn sẽ có một đài truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông (còn có tên khác là đài truyền thanh Internet, hoặc đài truyền thanh số, hoặc đài truyền thanh thông minh) để chủ động trong công tác thông tin tuyên truyền; 100% nhà văn hóa các xóm trên địa bàn huyện Trùng Khánh đều có loa truyền thanh thông minh.

Huyện Trùng Khánh hiện có 203 xóm thuộc 19 xã và 2 thị trấn, đều đã có loa truyền thanh thông minh. Tuy nhiên, một số xóm trước đây bị sáp nhập nên không còn tên hành chính, trong khi nhóm hộ dân cư vẫn sinh sống tại đó. Chúng tôi sẽ lập kế hoạch xin kinh phí bổ sung để lắp bù cho những điểm nhóm hộ dân cư không còn tên hành chính này, đảm bảo đến hết quý 1/2024 sẽ có gần 240 bộ thu truyền thanh thông minh để phục vụ nhân dân các thông tin thiết yếu.

Chúng tôi phấn đấu đến hết quý 1/2024 sẽ lắp đặt xong. Sau đó tham mưu Ủy ban nhân dân huyện Trùng Khánh mở các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức văn hóa - xã hội cấp xã được giao phụ trách đài truyền thanh cơ sở. Nội dung tập huấn đi sâu vào kỹ năng quản trị đài truyền thanh cấp xã, kỹ năng viết tin bài, đăng tải tin bài trên trang tin điện tử của xã. 

Ở cấp xã có 2 công chức văn hóa, 1 người phụ trách lĩnh vực văn hóa – xã hội, và 1 người phụ trách lĩnh vực xã hội (các đối tượng chính sách). Chúng tôi sẽ tham mưu các xã giao nhiệm vụ vận hành đài truyền thanh thông minh cho các công chức có chuyên môn một chút về tin học. Với những chuyên môn nghiệp vụ sâu, chúng tôi sẽ tập huấn thêm cho họ theo phương thức “cầm tay chỉ việc”, về tận nơi chỉ dẫn.

Các cấu phần chính của truyền thanh thông minh là gì?

Cụm loa truyền thanh thông minh là thiết bị lắp đặt tại các thôn, xóm. Còn đài truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin thì lắp đặt tại trụ sở ủy ban nhân dân xã hoặc trung tâm văn hóa – truyền thông của huyện.

Một cụm loa truyền thanh thông minh cũng có những bộ phận tương tự cụm loa truyền thanh FM trước đây là có hộp thiết bị, hệ thống dây điện, dây loa, về các thiết bị loa…, dù rằng thiết bị trong các hộp kỹ thuật của loa truyền thanh thông minh khác với loa truyền thanh FM.

Sự khác biệt là về tổng đài. Tổng đài truyền thanh thông minh rất nhỏ gọn, gồm có một bộ mã hóa gốc, các thiết bị xử lý âm thanh, máy tính xử lý tín hiệu đầu vào và quản trị hoạt động của đài. Tổng đài dễ sử dụng hơn, có thể vận hành bất cứ lúc nào, không cần quá nhiều người và cũng không cần trình độ công nghệ quá cao.

Trên thị trường hiện có nhiều hãng sản xuất thiết bị truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông. Tuy nhiên, các đài truyền thanh thông minh tại huyện Trùng Khánh đều sử dụng thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn quy định trong Thông tư số 39 năm 2020 của Bộ Thông tin và truyền thông

Đâu là những ưu điểm và nhược điểm của đài truyền thanh thông minh?

So với các hệ thống cũ sử dụng công nghệ phát thanh FM, truyền thanh thông minh có khá nhiều ưu điểm như nhỏ gọn, giao diện ứng dụng rất thân thiện, dễ sử dụng. Đặc biệt, ở bất cứ nơi đâu có sóng 3G, 4G là có thể lắp đặt được; không còn hiện tượng âm thanh phập phù, nhiễu, rẻ khi trời mưa gió hoặc tại khu vực đồi núi khuất.

Tuy nhiên, kinh phí đầu tư hệ thống đài truyền thanh thông minh cao hơn so với đài FM trước kia. Vì thế rất khó đầu tư đồng loạt nếu không có chương trình, dự án lớn của quốc gia hỗ trợ.

Giảm nghèo thông tin cho người dân

Các đài truyền thanh thông minh thường truyền tải những nội dung nào đến bà con?

Vào thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu hàng tuần, chúng tôi tổng hợp thông tin thời sự thường xuyên diễn ra trên địa bàn toàn huyện, còn thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy sẽ phát các văn bản, chỉ thị của các cấp mới được ban hành, đồng thời có các chuyên mục để phát ghép với các chương trình.

Đài truyền thanh 2.jpg

Hiện có khá nhiều chuyên mục chính có kế hoạch phát thường xuyên, gồm: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Cải cách hành chính; Quốc phòng và an ninh; Bảo hiểm xã hội với người dân; Nông nghiệp và nông thôn; Xây dựng Đảng; Văn hóa thể thao du lịch; Sức khỏe và đời sống; An toàn giao thông; Xây dựng nông thôn mới; Chuyển đổi số (mới mở từ đầu năm 2022)…

Với bà con dân tộc thiểu số, có bí quyết nào giúp bà con dễ hiểu, dễ nhớ những nội dung tuyền truyền qua đài truyền thanh hay không?

Dân số huyện Trùng Khánh có gần 74.000 người, thuộc 4 dân tộc gồm Tày, Nùng, Kinh, Mông. Trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều. 

Để thông tin thiết yếu đến với bà con, chúng tôi cũng phải chắt lọc những thông tin hết sức ngắn gọn, sao cho bà con dễ hiểu, dễ nhớ, hạn chế đọc nguyên văn bản, không dẫn nguồn các số văn bản, các căn cứ quyết định khó nhớ. Ví dụ với thông điệp về chuyển đổi số, chỉ nêu ngắn gọn sự cần thiết của chuyển đổi số, làm thế nào để chuyển đổi số; hoặc với thông điệp về xây dựng nông thôn mới, chỉ nêu trọng tâm sự cần thiết của xây dựng nông thôn mới và làm sao để xây dựng nông thôn mới…

Qua phản hồi của cấp cơ sở cũng như người dân, mọi người đều đánh giá rất cao chất lượng âm thanh tròn – to – rõ, nội dung chương trình dễ nghe, dễ nhớ, dễ hiểu 

Thời gian phát sóng trong ngày có gì đặc biệt?

Ngoài tiếp sóng cấp Trung ương là VOV và tiếp sóng của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, chúng tôi còn phát chương trình địa phương cấp huyện.

Chương trình phát thanh buổi sáng bắt đầu từ 5h58 phút đến 7h, buổi trưa từ 11h58 đến 12h30, buổi chiều phát từ 17h đến 19h. Với những chương trình Đài Phát thanh – Truyền hình Cao Bằng phát lệch giờ của đài huyện thì chúng tôi thu chương trình và phát lại sau.

Khảo sát người dân thì thấy đây là khung giờ phát hợp lý. Có những huyện khác phát từ 5 giờ sáng, có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe của bà con. 

Linh hoạt tìm giải pháp tình thế

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn còn một số vùng “lõm sóng”, “trắng sóng” điện thoại di động. Nếu không có giải pháp tình thế thì bà con sẽ rất thiệt thòi trong việc tiếp cận thông tin, giảm nghèo thông tin. Huyện Trùng Khánh đã làm thế nào để khắc phục hiện trạng này?

Huyện Trùng Khánh nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung có nhiều xã biên giới, nhiều chòm xóm, nhóm hộ dân cư ở trên vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên giới, ngoài cuộc sống vật chất nghèo khó thì họ còn nghèo cả thông tin.

Qua những chuyến đi cơ sở thực tế, tiếp xúc với bà con nhân dân tại đó, chúng tôi thấy bà con rất cần biết thêm thông tin thiết yếu.

Đài truyền thanh 3.jpg

Chúng tôi đã cùng suy nghĩ, tìm giải pháp tình thế cho những vùng không có điện, không có sóng điện thoại 3G, 4G. Với những nơi chưa có điện thì chúng tôi đã dùng năng lượng mặt trời để vận hành thiết bị truyền thanh, kết nối vệ tinh parabol thu tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh để truyền sóng VOV qua hệ thống loa truyền thanh thông minh đến nhóm hộ dân cư đó.

Sau khi được lắp đặt, chúng tôi thường xuyên cử anh em xuống kiểm tra, đồng thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của bà con nhân dân, kết hợp làm tin luôn. Mỗi lần đi cơ sở, chúng tôi cả kỹ thuật viên và tuyên truyền viên, vừa kiểm tra hệ thống vừa kết hợp làm tin bài luôn.

Hiện tại, do điều kiện kinh phí cấp hàng năm còn có những hạn chế, chưa thể xử lý được hết những điểm gọi là “vùng trắng” thông tin, “vùng lõm” thông tin. Chúng tôi đang cố gắng đến năm 2025 sẽ phủ sóng truyền thanh đến những “vùng trắng”, “vùng lõm” đó.

Ông có đề xuất, kiến nghị gì để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động đài truyền thanh thông minh trong thời gian tới?

Là một người công tác trực tiếp trong ngành văn hóa - truyền thông cấp huyện, tôi có đề xuất, sắp tới, Bộ Thông tin Truyền thông cùng các bộ, ngành liên quan nên kiến nghị Chính phủ có chế độ đặc thù dành cho cán bộ, công chức văn hóa - xã hội hưởng thêm một phần trợ cấp trách nhiệm trong quản lý vận hành đài truyền thanh cơ sở.

Theo tôi biết, tỉnh Cao Bằng đã có Quyết định số 30 để có thù lao cho các công chức phụ trách đài cấp xã, nhưng hiện tại vẫn chưa được áp dụng rộng rãi, do chưa có nhiều văn bản hướng dẫn.

Khi làm thêm nhiệm vụ kiêm nhiệm mà không gắn liền với quyền lợi thì “tam giác cân” nghĩa vụ - quyền lợi – trách nhiệm sẽ khó được đảm bảo. Khi quyền lợi không được đáp ứng thì có thể khó phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm.

Xin cảm ơn ông!

Bình Minh và nhóm PV, BTV">

“Điểm sáng” triển khai đài truyền thanh thông minh tại Cao Bằng

PGS.BS Vũ Minh Phúc, Nguyên trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ, năm 2004, khoa chỉ có một vài nhân sự, máy móc không có gì trong tay. Chị được lãnh đạo bệnh viện thời kỳ bấy giờ "đặt hàng" chăm lo cho trẻ em mắc tim bẩm sinh. Khi đó, mổ tim trẻ em vô cùng khó, chỉ Viện tim TP triển khai nhưng không nhiều.

Năm 2007, ca phẫu thuật tim hở đầu tiên được Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện thành công vào ngày quốc tế thiếu nhi. Sau đó là thông tim can thiệp, phẫu thuật tim cho trẻ sơ sinh, can thiệp điện sinh lý... Ở một khoa phòng chật chội, chứng kiến trẻ nhỏ phải chờ đợi mòn mỏi đến lượt mổ tim, các bác sĩ đã mơ ước về một trung tâm chuyên sâu tim mạch nhi.

Tòa nhà Trung tâm Tim mạch trẻ em TP.HCM

“Nếu tăng thêm 1 giường hồi sức sau mổ tim, mỗi năm chúng ta có thể phẫu thuật thêm cho 100 trẻ. Ở Trung tâm tim mạch mới này có thêm 20 giường, so với khu cũ là 5 giường hồi sức, như vậy năng lực mổ có thể gấp 4 lần”, PGS Phúc dẫn chứng.

PGS Vũ Minh Phúc chia sẻ, trẻ mổ tim hiện nay không phải lo lắng về viện phí vì có sự hỗ trợ của bảo hiểm y tế, các quỹ từ thiện, công tác xã hội; nhiều bệnh viện triển khai mổ tim trẻ em. Vấn đề là năng lực, chuyên môn, kỹ thuật chuyên sâu. 

“Về giấy tờ, Bệnh viện Nhi đồng 1 sau 15 năm đã hình thành Trung tâm tim mạch, nhưng nếu nói về mong muốn và ý tưởng, thực sự là rất lâu về trước chúng tôi đã mong mỏi”, PGS Phúc nói.

Nhiều người còn nhớ rõ, đêm trước khi thực hiện ca mổ tim hở đầu tiên, cơn mưa đổ xuống khiến căn phòng ngập nước. Các bác sĩ đã được điều động tạt nước, khử khuẩn để ca mổ diễn ra theo đúng kế hoạch. Đó là câu chuyện của quá khứ.

Còn hiện tại, Trung tâm Tim mạch trẻ em Bệnh viện Nhi đồng 1  gồm các khoa Nội tim mạch, Ngoại tim mạch, Đơn vị thông tim-điện sinh lý, Hồi sức ngoại, Hồi sức tim. Mục tiêu không chỉ là chăm sóc sức khỏe trẻ em tim bẩm sinh, bệnh lý tim mạch của TP.HCM mà của cả nước và ngang tầm khu vực Đông Nam Á. 

Chứng kiến sự phát triển và đổi thay này, bà Võ Kim Sa, 78 tuổi, điều dưỡng của bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM chia sẻ, đây là hiện thực không ngờ. Bà Sa nghỉ hưu gần 20 năm trước, nhưng vẫn tiếp tục ở lại làm việc, tận hiến với nghề. 

“Ngày hôm nay, ai cũng vui. Mỗi thời có một điều kiện khác nhau, bệnh viện khó khăn lắm nhưng bác sĩ, nhân viên y tế đều thương yêu bệnh nhi. Mình cứ nghĩ các bé là con cháu mình và tận tình chăm sóc. Khi Trung tâm khang trang như thế này, nhân viên y tế sẽ có điều kiện để phát triển, bệnh nhi được chăm sóc trong điều kiện tốt hơn. Tôi bồi hồi lắm!”, điều dưỡng Kim Sa chia sẻ.

Bé sơ sinh từng được phẫu thuật tim tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Tư liệu BV.

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, bệnh viện đã phẫu thuật tim cho hơn 5.000 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, hơn 8.000 trẻ được thông tim can thiệp.  Khi chương trình mổ tim kín ra đời, tỷ lệ tử vong vì tim bẩm sinh đã hạ từ 7,7% xuống còn 2,95%. Với chương trình phẫu thuật tim hở và thông tim can thiệp, tỷ lệ tử vong bệnh tim bẩm sinh kể từ năm 2018 chỉ còn dưới 1%. 

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng khẳng định, ngoài kế thừa các kỹ thuật hiện có, Trung tâm tim mạch sẽ tiến tới giải quyết hết tất cả các bệnh lý tim phức tạp nhất. Đặc biệt, sẽ triển khai thành công kỹ thuật ghép tim trẻ em trong thời gian tới. 

Công trình này nhận được sự quan tâm đặc biệt sâu sát của lãnh đạo UBND TP.HCM các thời kỳ. Trong đó, ông Lê Hòa Bình- nguyên Phó Chủ tịch UBND TP đã chỉ đạo, hỗ trợ trực tiếp Bệnh viện từ những ngày đầu xây dựng với mong muốn thấy công trình sớm đi vào phục vụ bệnh nhi. Ông Lê Hòa Bình qua đời trong một tai nạn giao thông vào tháng 3/2022. 

Trước đó, năm 2016, Hội đồng nhân dân TP. HCM đã phê duyệt chủ trương xây mới 3 khối nhà tại bệnh viện bằng kinh phí từ nguồn ngân sách của thành phố gồm Trung tâm Tim mạch trẻ em, Trung tâm Ngoại khoa và Trung tâm Sơ sinh. Tháng 4/ 2022 vừa qua, chủ trương xây mới Trung tâm Bệnh lý nhiệt đới cũng đã được phê duyệt.

Đến cuối năm 2019, cả 3 khối nhà bắt đầu khởi công xây dựng và thi công xuyên suốt cả trong mùa dịch Covid-19 và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/6/2022.

Linh Giao

TP. HCM: Cứu sống bé bị dị tật tim bẩm sinh vừa chào đờiSáng 22/4, tại TP.HCM, BV Từ Dũ đã phối hợp cùng BV Nhi Đồng 2 thực hiện thành công ca phẫu thuật cứu sống một trẻ sơ sinh vừa chào đời bị dị tật tim bẩm sinh.">

TP.HCM đã có Trung tâm tim mạch trẻ em

Hai người đàn ông đi cấp cứu vì gặp tai nạn trong nhà

友情链接